Trong cuộc sống hiện đại thì điện năng là thứ không thể thiếu, bên cạnh những công dụng ưu việt thì điện năng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Bị giật điện là nguy cơ tiềm ẩn luôn rình rập chúng ta trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Vậy phải làm gì khi bị giật điện? Có những cách cứu người giật điện nào? Mời bạn đọc hãy cùng suachuadiennuoctainha.com tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Giật điện là gì? Điện giật là gì?
Điện giật hay giật điện là phản ứng sinh lý hoặc thương tổn của cơ thể khi có dòng điện chạy qua người. Từ này thường dùng để mô tả các tổn thương khi tiếp xúc với một nguồn điện có cường độ dòng điện đủ mạnh.
Dòng điện rất nhỏ (dưới 1mA) cơ thể người khó có thể cảm nhận được. Dòng điện lớn hơn chạy qua cơ thể có thể làm cho nạn nhân bị sốc và không thể dứt ra được khỏi vật có điện. Dòng lớn hơn nữa có thể gây ra sốc tim và tổn thương mô.
>>>Xem thêm: Chập điện là gì? Nguyên nhân và các khắc phục các sự cố chập điện
Nguyên nhân bị giật điện là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị điện giật, nhưng thường gặp tai nạn giật điện chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Dùng dao kéo cắt dây điện khi chưa tắt nguồn,
- dùng vật bằng kim loại như kéo, vít,… chọc vào ổ cắm điện,
- trẻ em chọc tay vào ổ cắm điện,
- rút ổ cắm điện sai cách,
- giật điện do bình tắm nước nóng,
- chạm phải thiết bị điện bị rò rỉ điện,
- thậm chí dùng cây ẩm ướt chọc vào đường dây điện trước nhà,
- …
Khi bị điện giật nên làm gì?
Khi thấy người bị điện giật, chúng ta thường có tâm lý hoang mang dễ xảy ra những sai sót ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân thậm chí là khiến bản thân mình bị giật điện theo. Trước khi tiến hành các cách sơ cứu nan nhân bị giật điện, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Việc đầu tiên phải làm là ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách ngắt cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm,… Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện cao thế thì tuyệt đối không được đến gần, nên đứng xa ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt. Nếu nóng vội, lao vào cứu người thì bạn có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể.
- Cố gắng bình tĩnh khi thấy người bị điện giật, bất kỳ hành động sai nào cũng có thể đe dọa đến tính mạng nạn nhân và của bạn.
- Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn không sử dụng vật truyền dẫn điện (kim loại, ẩm ướt, dính nước) vì những dụng cụ này dẫn điện khiến bạn có thể bị điện giật.
- Trường hợp nạn nhân bị giật điện trên cao sẽ rất khó xử lý và nguy cơ chấn thương cao, cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Nếu không có đồ bảo hộ đầy đủ, bạn không nên tự ý leo lên cứu người. Việc gọi hỗ trợ cho công ty điện lực là việc rất cần thiết trong lúc này.
- Khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào những vật cứng. Bởi khi vội vã cứu người, tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn gấp gáp, có thể lỡ tay đặt mạnh nạn nhân xuống, gây ra chấn thương nghiêm trọng. Hãy cẩn thận khi dìu hoặc bế nạn nhân, tìm một nơi khô ráo, sạch sẽ để đặt nạn nhân xuống.
- Không nên tập trung đông người gây khó thở cho nạn nhân.
Sau khi tách ra khỏi nguồn điện, nếu nạn nhân có những biểu hiện sau hãy gọi cấp cứu gấp: Bỏng nặng, khó thở, lú lẫn, loạn nhịp tim, đau cơ và co thắt, co giật, mất ý thức,…
Khi phát hiện ra người bị điện giật, bạn nên gọi cấp cứu ngay mà không cần biết mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Bởi việc đảm bảo cấp cứu kịp thời và đúng cách là sự lựa chọn tốt nhất so với việc chúng ta tùy tiện sơ cứu.
Nếu như chỉ có một mình, bạn có thể lựa chọn việc tắt nguồn điện trước khi gọi cấp cứu. Còn nếu có thêm người hỗ trợ thì chia nhau, người ngắt nguồn điện, sơ cứu nạn nhân, người gọi ngay cấp cứu 115,… Dưới đây là cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách trong thời gian chờ xe cứu thương tới.
Cách sơ cứu người bị giật điện nhanh, đúng, hiệu quả và an toàn
Sơ cứu người bị giật điện là việc rất quan trọng, đòi hỏi phải làm nhanh, đúng, hiệu quả và an toàn. Nếu biết cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách và nhanh chóng có thể giúp nạn nhân thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc.
Tỷ lệ thương tật do điện giật còn phụ thuộc vào dòng điện áp cao hay áp thấp, vị trí cơ thể mà dòng điện đi qua. Tùy theo tình trạng nạn nhân chúng ta có cách xử lý khi bị giật điện riêng, cụ thể như sau:
Nếu nạn nhân tỉnh:
- Da niêm hồng mạch rõ, để nạn nhân tự hồi tỉnh và chuyển nạn nhân đến bệnh viện
- Giữ ấm cho nạn nhân
Nếu nạn nhân bất tỉnh:
Da niêm tái, không có mạch, chúng ta tiến hành ngay :
- Để nạn nhân nằm ngửa móc đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra
- Hô hấp nhân tạo, nhồi tim cho nạn nhân tiến hành như sau : đặt tay thẳng góc với xương ức ở 1/3 dưới xương ức ấn xâu 4 đến 6cm , ấn từ 60 đến 100 lần / phút , ấn 10 nhịp thổi vào miệng nạn nhân 1 lần , không được gián đoạn quá 10 giây, làm liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
Nếu nạn nhân bất tỉnh ngưng thở, ngưng tim:
- Thực hiện như trên. Để nạn nhân nằm ngửa móc đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra.
- Hô hấp nhân tạo, nhồi tim cho nạn nhân tiến hành như sau : đặt tay thẳng góc với xương ức ở 1/3 dưới xương ức ấn xâu 4 đến 6cm , ấn từ 60 đến 100 lần / phút , ấn 10 nhịp thổi vào miệng nạn nhân 1 lần , không được gián đoạn quá 10 giây, làm liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
- Không nên đổ nước vào người, đắp bùn, thoa dầu, cạo gió …mà làm trì hoãn việc cấp cứu và vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
Sơ cứu người bị điện giật an toàn và đúng phương pháp sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong hoặc di chứng nặng về sau cho nạn nhân.
Kết luận
Trên đây là bài chia sẻ của suachuadiennuoctainha.com về giật điện, phải làm gì khi bị giật điện? Các cách cứu người bị giật điện, hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích được bạn khi gặp phải các trường hợp gặp phải người bị giật điện.
Mọi thông tin góp ý, thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến các vấn đề về điện nước hoặc các sản phẩm dịch vụ khác, quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Hotline: 0838 079 555
- Email: suachuadiennuoctainha.com@gmail.com
- Website: https://suachuadiennuoctainha.com/
- Cơ sở 1: Số 50 Phố Nhổn, Nam Từ Liêm
- Cơ sở 2: Số 60 Trạm Trôi, Hoài Đức
- Cơ sở 3: 25 Trung Hoà Nhân Chính, Thanh Xuân
- Cơ sở 4: Số 16 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy